Cần phải chú ý khai thác bò sữa đúng kỹ thuật. KhoÂng quá tận thu, phải cai sữa đúng thời điểm. Dụng cụ vắt sữa, đựng sữa phải được sử dụng riêng biệt, sát trùng, phơi khô. Khi bò bệnh , phải xử lý thì không được bán sữa cho người tiêu dùng và nhà máy chế biến sữa.Sữa bò bệnh, khi pha chung với sữa các bò khác (không bệnh) sẽ làm giảm chất lượng sữa chung cho cà đàn. Ngưởi chăn nuôi nên tự vắt sữa và có phân công người vắt sữa. Người vắt sữa, chăm sóc bò phải được khám bệnh định kỳ, không mắc bệnh truyền nhiểm. Nơi vắt sữa phải xa nơi chứa thức ăn, hố phân vì sữa rất dễ hấp thu các mùi khác.
Trong một chu kỳ sản xuất bình thường bò có khoảng cách lứa đẻ 12 - 13 tháng, thời gian vắt sữa 9 - 11 tháng và thời gian bò cạn sữa kéo dài khoảng 2 tháng, tính đến ngày đẻ. Việc cạn sữa cho bò dễ hay khó tùy theo năng suất sữa của chúng. Ở những con bò cao sản nếu không làm cạn sữa đúng kỹ thuật thì rất dễ gây ra bệnh viêm vú. Trung bình, thời gian làm cạn sữa mất khoảng 7 -10 ngày, đối với những con có năng suất cao, và 3 - 4 ngày đối với những con có năng suất thấp.
Theo một nghiên cứu mới của trường Đại học Washington, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến sản lượng sữa bò và sự suy giảm sản lượng sữa bò là khác nhau tại các vùng ở nước Mỹ. Nguyên nhân là do độ ẩm của các vùng khác nhau và sự khác biệt về nhiệt độ giữa đêm và ngày.
Bò sau khi đẻ 40 - 60 ngày, nếu động dục cần phối giống ngay. Sau khi phối giống 3 tháng nếu không động dục trở lại, khám thai xác định bò đã đậu thai, bò cần có chế độ ăn, uống và chăm sóc tốt để vừa có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể mẹ, vừa đảm bảo sự phát triển bình thường của bào thai.
Bò có tính mẫn cảm, khi tâm trạng thoải mái thì phản xạ xuống sữa; ngược lại, khi tâm trạng âu lo, sợ hãi thì dù đang xuống sữa ào ào nó cũng nín sữa lại. Tùy vào mức độ… bất mãn nhiều ít mà bò nín sữa toàn bộ hay chỉ một phần.
Đối với bò vắt sữa, ngay từ khỉ bê được 13 – 14 tháng tuổi trở đi hàng ngày cần phải xoa bóp vú bê khoảng vài phút. Việc này vừa có tác dụng kích thích bê sớm thành thục tính dục, bầu vú phát triển, vừa là làm quen để sau này khi vắt sữa bò ít phản ứng thậm chí đá cả người vắt sữa, có một ít bò rất khó huấn luyện, nên thường di chuyển hoặc đá khi vắt sữa. Trường hợp này phải buộc hai chân sau lại (theo kiểu số 8), đôi khi phải đưa vào chuồng ép để vắt sữa. Một số bò, nhất là bò lai Sind hoặc có ít độ máu bò chuyên dùng sữa Hà Lan không chịu tiết sữa khi chưa cho con bú, vì vậy cần cho bê thúc vú trước khi vắt. Làm cách nay một thời gian, sau đó có thể vắt sữa mà không cần bê thúc vú. Điều quan trọng là phải làm tốt khâu tách bê ngay sau khi đẻ, thường xuyên tắm chảy chăm sóc và xoa bó hai đầu vú. Trước khi vắt sữa, cần phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và chỗ vát sữa, dụng cụ, tắm rửa sạch sẽ cho bò, nhất là phần sau và bầu vú.