Có thể viết cả một cuốn sách về chất khoáng và tầm quan trọng của nó nhưng chúng tôi không có ý định thực hiện việc đó ở đây. Điều đó không có nghĩa là chất khoáng không quan trọng. Chất khoáng cần thiết cho ba mục đích: Là nguyên liệu cấu tạo nên bộ xương của gia súc, là chất đệm trong nước bọt để kiểm soát độ a xít và áp lực thẩm thấu, cung cấp chất xúc tác cho rất nhiều quá trình sinh hoá. Chất khoáng cần thiết với một số lượng nhỏ được gọi là khoáng vi lượng. Các chất khoáng như Can xi, Phốt pho, Natri, Ka li, Ma giê cần thiết với số lượng lớn hơn được gọi là khoáng đa lượng.
Đóng gói cỏ khô thường hay được thực hiện phụ thuộc vào các kỹ thuật địa phương và giá lao động phổ thông. Vận chuyển cỏ khô dưới dạng rối mất rất nhiều công.
Mối quan tâm đối với bảo quản thức ăn không phải là điều gì mới mẻ; nó rất cần
thiết kể từ khi nông dân, tại những vùng cây cỏ phát triển theo mùa, chấm dứt du
mục và quyết định định cư lâu dài. Điều quan trọng là bảo quản thức ăn trong mùa thu hoạch để sử dụng tiếp theo trong mùa Đông hoặc lúc hạn hán. bởi vì những thức ăn ổn định như ngũ cốc chỉ thu hoạch một lần trong năm nên việc bảo quản là cần thiết để bảo đảm con người và gia súc có đủ thức ăn quanh năm.
Có rất nhiều hệ thống chăn nuôi cừu khác nhau cho nên rất khó có được những bình luận chung. ở đây chúng tôi cố gắng phân loại các hệ thống này thành các loại hình khác nhau. T a có thể thảo luận các vấn đề dinh dưỡng của cừu con riêng và cừu cái riêng tuy nhiên chúng không thật sự tách rời nhau vì nuôi dưỡng cừu cái bị ảnh hưởng bởi số lượng và chế độ dinh dưỡng của cừu con.
Trong phần thảo luận về nhu cầu năng lượng cho phát triển (chương 4) chúng ta đã nhấn mạnh rằng bất cứ khi nào thuật ngữ nhu cầu được sử dụng thì câu hỏi tiếp theo phải là nhu cầu cho cái gì? Đối với bò thịt, tốc độ sinh trưởng có thể dao động từ mức tối đa 1 đến 2 kg/ ngày phụ thuộc vào kiểu di truyền đến tối thiểu hoặc có thể sút cân ở mức độ nào đó.
Trong rất nhiều hệ thống nuôi dưỡng gia súc nhai lại, bò sữa là loại gia súc nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Có rất nhiều lý do cho vấn đề này. Bò sữa là xương sống của ngành chăn nuôi tại phần lớn các nước châu Âu. Nó cung cấp sữa, phó mát, sữa chua và nhiều các sản phẩm bổ dưỡng khác cho thị trường. Các sản phẩm phụ như sữa tách bơ và váng sữa có thể phục vụ cho ngành chăn nuôi lợn.
Chi phí gieo tinh nhân tạo hiện vẫn còn khá cao là nguyên nhân khiến người dân giữ bò đực lại gây giống. Từ đó gây những tác hại khôn lường…
Nằm trong chương trình giống quốc gia, con bò sữa được quan tâm đặc biệt với hàng tỉ liều tinh ngoại được nhập về nhằm nâng cao chất lượng đàn bò trong nước. Nhưng do không hiểu biết, hiện rất nhiều nông dân tại các huyện ngoại thành TP.HCM lại sử dụng chính con bò đực được sinh ra (F2, F3 và F4) để phối giống với ngay bò "chị, em, mẹ" và thậm chí cả "bà" của chúng.
Đàn bò lang trắng đen nhập nội trước đây nuôi ở vùng Trung du Ba Vì vô cùng khó khăn, chỉ sau khi chuyển đàn bò đó lên Mộc Châu tình hình mới dần dần đi vào ổn định. Khí hậu Mộc Châu mát mẻ, với khí hậu đó có thể bò không bị stress nóng, và cũng vì vậy từ đó vấn để ảnh hưởng nhiệt độ môi trường đối với bò cái vắt sữa ít được đưa ra bàn luận.
Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng.
Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.